Dũng cảm (COURAGE)

Source: Berinato, Scott. 2016. Good Charts: The HBR Guide to Making Smarter, More Persuasive Data Visualizations. s.l. : Harvard Business Review Press, 2016.

Người dịch: Lưu Thanh Hưng

Bạn đã nghe nhiều điều khôn ngoan về sự tối giản: Đó là đỉnh cao của sự tinh tế (Da Vinci); phong thái phụ thuộc vào nó (Plato)[1]; ít là nhiều (Robert Browning qua Ludwig Mies van der Rohe)[2]; đơn giản là khó. Tất nhiên, sự thật là vậy. Nhưng đối với các nhà quản lý, còn có một câu danh ngôn mới: Tối giản là sự dũng cảm.

Chúng ta thường có khuynh hướng muốn trình bày mọi thứ, điều này thường dẫn đến các biểu đồ dày đặc, khó đọc, vì thế không truyền tải nhiều ý tưởng như là chuyển hàng trăm hay hàng nghìn ô bảng tính vào một visual. Đây là “tai hoạ của kiến thức” — chúng ta nghĩ rằng điều quan trọng là phải trình bày tất cả dữ liệu mà chúng ta biết và chúng ta đã xử lý. Chúng ta cho rằng, các biểu đồ dày đặc, phức tạp sẽ giúp truyền tải điều gì đó về người đã tạo ra chúng: “Tôi hiểu công việc của mình. Nhìn này, tôi đang làm việc rất chăm chỉ”.

Niềm tin sâu xa rằng nhiều hơn là tốt hơn, hay phức tạp tương đồng với sự thông minh, cần phải được xóa bỏ. Bởi vì, nó không giúp làm ra các good chart.

Đứng thuyết trình trong một cuộc họp quan trọng với một vài biểu đồ đơn giản, rõ ràng dường như có vẻ khá đáng sợ. Andrew Abela nghe thấy điều này khi anh ấy đang làm việc với các giám đốc điều hành về kỹ năng thuyết trình của họ. Ông nói: “Khi nói đến sự tối giản và rõ ràng, có một nỗi sợ hãi chính xác và một nỗi sợ sai lầm. Nỗi sợ hãi chính xác là bạn cần phải truyền đạt đúng thông tin, đúng chi tiết.” Đó là những gì cuốn sách này muốn giúp bạn làm. “Nhưng sau đó có một nỗi sợ sai lầm rằng nếu bạn không thể hiện tất cả mọi thứ, mọi người sẽ không hiểu hoặc họ sẽ không nghĩ rằng bạn đang làm việc chăm chỉ.” Theo một cách nào đó, nỗi sợ thứ nhất đã dẫn đến nỗi sợ thứ hai: Tôi sợ rằng mình có thể không hiển thị đúng thông tin, vì vậy tôi sẽ hiển thị tất cả mọi thông tin. Abela nói, tôi đã làm việc này trong một thời gian dài, và tôi sẽ nói với bạn ngay bây giờ, không có gì khiến một giám đốc điều hành hạnh phúc hơn việc nhìn thấy ai đó xuất hiện chỉ với một vài biểu đồ tối ưu. Các giám đốc điều hành nói nói với tôi, “Cuối cùng, ai đó đủ tự tin chỉ để chỉ cho tôi những gì tôi cần và không bắn phá tôi bằng 60 slides.”

“Một lần,” anh ấy tiếp tục, “Tôi đã giúp một người quản lý chuẩn bị cho buổi thuyết trình với CEO, và mặc dù anh ấy rất lo lắng về điều đó, chúng tôi vẫn quyết định rằng anh ấy nên thực hiện cả bài thuyết trình dựa trên một biểu đồ tuyệt vời mà anh ấy đã tạo ra. Giám đốc điều hành đã rất ấn tượng. Họ đã dành ba giờ để nói về một visual đó.


[1] Nguyên văn: Beauty of style and harmony and grace and good rhythm depend on simplicity – I mean the true simplicity of a rightly and nobly ordered mind and character, not that other simplicity which is only a euphemism for folly ― Plato

[2] “Less is More” is a phrase said by Andres Del Sarto to his wife Lucretia in Robert Browning’s poem written in 1855. Poem: Andrea Del Sarto” Robert Browning

Bản gốc

You’ve already heard most of the wisdom about simplicity: It’s the ultimate sophistication (Da Vinci); style depends on it (Plato); less is more (Robert Browning via Ludwig Mies van der Rohe); simple is hard (variations attributed to hundreds of people). All that is true, of course. But for managers, here’s a new aphorism: Simplicity is courageous.

A manager’s impulse is to show everything, which often leads to dense, difficult-to-read charts that don’t so much convey an idea as turn hundreds or thousands of spreadsheet cells into a visual. In part, this is the curse of knowledge—we think it’s important to represent all the data that we know about and that we’ve produced. Dense, complex charts, we think, convey something about the person who created them: “I know my stuff. Look how hard I’m working.”

This deep-seated belief that more is better, that complex equals smart, must be eradicated. That’s not what makes charts good.

Standing up at an important meeting to present a few clear, simple charts probably seems scary. Andrew Abela hears this when he’s working with executives on their presentation skills. “When it comes to simplicity and clarity, there’s a correct fear and a false fear,” he says. “The correct fear is you do need to convey the right information, the right detail.” That’s what this book wants to help you do. “But then there’s the false fear that if you don’t show everything, they won’t understand or they won’t think you’re working hard.” In some ways, the first fear leads to the second: I’m scared I might not show the right information, so I’ll show all the information. “I’ve been doing this a long time,” Abela says, “and I will tell you now, nothing makes an executive happier than seeing someone show up with just a couple of excellent charts. They tell me, ‘Finally, someone confident enough to just show me what I need and not bombard me with 60 slides.’ ”

“Once,” he continues, “I helped a manager prepare for a presentation to the CEO, and even though he was nervous about it, we decided he should make the entire presentation based on one great chart that he had created. The CEO was so impressed. They spent three hours talking about that one visualization.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *